Bài 5. Ancol

Chủ nhật - 12/04/2020 10:42
Chuyên đề ancol - hữu cơ 11
Bài 5. Ancol
BÀI TẬP TRỌNG TÂM VỀ ANCOL (tờ 1)
A. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP, TÍNH CHẤT VẬT LÝ
I. Lý thuyết
1- Một số công thức thường gặp của ancol: - OH (hidroxyl) liên kết với C no
a. Dựa vào cấu tạo goocsHC:
CTTQ: CnH2n+2-2k-x(OH)x hoặc CxHyOz hoặc R(OH)x
  • ancol no, đơn chức: CnH2n+1OH
  • no: CnH2n+2Ox hoặc CnH2n+2-x(OH)x
  • đơn chức: CxHyO hoặc R-OH ()
  • chưa no (1 nối đôi), đơn chức: CnH2n-1OH
b. Dựa vào bậc ancol
  • ancol bậc 1: RCH2OH (khi oxi hoá không hoàn toàn tạo anđehit)
  • ancol bậc 2: R-CHOH-R’ (khi oxi hoá không hoàn toàn tạo xeton)
Nhóm OH có thể đính vào nguyên tử C bậc 1, bậc 2, bậc 3 tạo thành các rượu tương ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3.
  • Ví dụ:                                                                          
        CH3 – CH2 – OH;             CH3 – CH(OH) – CH3; (CH3) 3 C – OH
            Rượu bậc 1               Rựou bậc 2             Rượu bậc 3
Chú ý: Tuỳ vào đề bài để đặt CT cho phù hợp (phản ứng ở chức hay ở gốc...)
            - Trong ancol (đơn hoặc đa. CxHyOz thì bao giờ chúng ta cũng có:
                        y  2x + 2       (y luôn là số chẵn)
            - Đặc biệt trong ancol đa chức: số nhóm – OH  số nguyên tử C.
            - CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+2O (n1)
2- Đồng phân và danh pháp
a. Công thức tính số đồng phân ancol đơn chức no, mạch hở: CnH2n+2O
- Số đồng phân = 2n – 2   (1 < n < 6)
VD: C3H8O = 23-2 = 2
C4H10O = 24-2 = 4
C5H12O = 25-2 = 8
*  Lưu ý: Cách số đồng phân theo bậc ancol
b. Danh pháp:   - tên thường: ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic.  Ví dụ: CH3 - CH2 - OH rượu etylic
                             - Tên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng + Số chỉ vị trí nhóm –OH
                   CH3 – CH2 – CH2 – OH  Propan-1-ol
                   CH3 – CH(OH) – CH3 propan-2-ol
* LƯU Ý: Glixerol: C3H5(OH)3; eylengicol: C2H4(OH)2; ancol anlylic: CH2=CH-CH2OH;
- Chuyển Bậc ancol: Nguyên tắc chung để chuyển từ rượu bậc thấp sang rượu bậc cao: Áp dụng quy tắc Zaixep để loại H2O ancol bậc thấp sau đó cho cộng H2O theo quy tắc Maxcopnhicop để tạo rượu bậc cao hơn
4- Tính chất vật lý:
Khi n = 1 ® 12 ; rượu là chất lỏng, n > 12 là chất rắn, nhiệt độ sôi của rượu cao hơn của hiđrocacbon no hay dẫn xuất halogen có KLPT xấp xỉ vì trong rượu có hiện tượng liên hợp phân tử nhờ liên kết H, do đó sự bay hơi khó khăn.
                … O – H … O – H …

                     R              R
- Tất cả các rượu đơn chức đều nhẹ hơn nước.
- Ba chất đầu (metanol, etanol, propanol) tan vô hạn trong nước là do khi hoà tan rượu vào nước, giữa các phân tử rượu và các phân tử nước hình thành liên kết hiđro:
                 … O – H … O – H …

                      H             R
Sau đó độ tan giảm nhanh khi n tăng.
2. Vận dụng
Câu 1. Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức chung là:
           A. CnH2n + 1OH (n 1)   B. CnH2n - 1OH (n 1)   C. CnH2n OH (n 1)    D. CnH2n + 2 - x (OH)x (n x; x 1)
Câu 2: Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng rượu không no 1 nối đôi là
            A. CnH2nO                    B. CnH2nOx (n≥4)         C. CnH2nOx (n ≥2)                    D. CnH2nOx (n≥3)
Câu 3. Số đồng phân ancol của hợp chất có công thức phân tử C4H9OH là:  A. 5       B. 3                  C. 2                  D. 4
Câu 4: Số đồng phân rượu có công thức phân tử C5H12O là
A. 8 đồng phân            B. 7 đồng phân              C. 10 đồng phân   D.  9 đồng phân
Câu 5. Số đồng phân ancol mạch hở, bậc 3 có công thức phân tử C6H14O là A. 3                  B. 4                  C. 5                  D. 6
Câu 6. Một ancol đơn chức, mạch hở có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH                        B. CH3OH                    C. C2H5OH                  D. CH2=CHCH2OH
Câu 7. Một ancol đơn chức, mạch hở có %O = 50,0% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH                        B. C3H7OH                  C. CH3OH                    D. CH2=CHCH2OH
Câu 8. A là đồng đẳng của rượu etylic có tỉ khối hơi so với oxi bằng 2,3125. Số đồng phân có mạch cacbon không phân nhánh của A là        
A. 1                             B. 2                              C. 3                               D. 4
Câu 9(CĐ-07). Có bao nhiêu u (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lưng cacbon bằng 68,18%?    A. 2.                   B. 3.               C. 4.                             D. 5.
Câu 10. Gọi tên rượu sau: CH3-CHCl-CH(CH3)-CH2OH
A. 2-metyl-3-clobutan-1-ol    B. 3-clo-2-metylbutan-1-ol ,    C. 2-clo-3-metylbutan-4-ol        D. 2-clo-3-metylpentan-1-ol 
Câu 11: Theo danh pháp IUPAC, rượu nào kể sau đây đã được gọi tên sai:
A. 2 – metyl hexan-1-ol                       B. 4,4 - dimetyl pentan-3-ol     C. 3 - etyl - 2 - butanol                           D. Không có
B. PHẢN ỨNG VỚI KIM LOẠI KIỀM
- Cho ancol hoặc hỗn hợp ancol tác dụng với Na, K ... thu được muối ancolat và H2.
                        R(OH)a + aNa  R(OH)a + H2 (1)
Dựa vào tỉ lệ số mol giữa ancol và H2 để xác định số lượng nhóm chức.
            +) Nếu   ancol đơn chức.
Nếu  đa chức
            +) Nếu   ancol 2 chức.
            +) Nếu   ancol 3 chức.
            Lưu ý:
            +) Nếu cho hỗn hợp 2 ancol tác dụng với Na, K mà   trong hỗn hợp 2 ancol có 1 ancol đa chức.
            +) Trong phản ứng thế của ancol với Na, K ta luôn có:
            +) Để giải nhanh bài tập dạng này nên áp dụng các phương pháp như: Định luật bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp trung bình ...
Câu 1. Cho 1,24g hổn hợp hai rượu đơn chức tác dụng va đủ với Na thấy thóat ra 336ml H2 (đktc) và  m (g) muối natri. Giá trị của m là:          
            A. 1,93g                       B. 2,93g                       C. 1,9g             D. 1,47g.
Câu 2. Cho 2,83 g hỗn hợp 2 rượu 2 chức tác dụng vừa đủ với Na thì thoát ra 0,896 lit H2 (đktc) và m g muối khan. Giá trị m(g) là:
           A. 5,49                           B. 4,95                            C. 4,59                            D. 5,94
Câu 3. Một ankanol X có 60% C theo khối lượng trong phân tử. Nếu cho 18 gam X tác dụng hết với Na thì thể tích H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là:                                    
           A. 2,24 lít                       B. 4,46 lít                        C. 1,12 lít                            D. 3,36 lít 
Câu 4. Cho 2,84 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với Na tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 ( đktc). V có giá trị là 
A. 2,24 lít.                   B. 1,120 lít.                  C. 1,792 lít.                  D. 0,896 lít.
Câu 5. cho 15,2 gam hỗn hợp  hai ancol đơn chưc tác dụng với Na vừa đủ , sau phản ứng thu được 21,8 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 ở đktc? A. 1,12 lít.                         B. 22,4 lít.                    C. 3,36 lít.                    D. 4,48 lít.
Câu 6. Cho 2,56g Rượu no đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thu được 0,896 lít khí H2 (đkc). CTPT của rượu là:
            A. CH3OH                   B. C2H5OH                  C. C3H7OH                  D. C4H9OH
Câu 7. Cho 1,5 gam ancol no, đơn chức mạch hở ( X) phản ứng hết với natri kim loại thoát ra 0,0163 mol hidro. X có công thức là:   
A. CH3OH.                  B. C3H7OH                  C.C2H5OH                               D. C4H9OH
Câu 8. Cho 3,7 g rượu đơn chức no, mạch hở tác dụng với Na kim loại thu được 700 cm3 khí ở 27,30C và 0,88 atm. Công thức phân tử của rượu là:           
            A. CH3OH                                  B. C2H5OH                           C. C3H7OH                  D. C4H9OH.
Câu 9.  Cho 11 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo 2 rượu là: 
   A. C2H5OH và C3H7OH    B. CH3OH và C2H5OH        C. C4H7OH và C5H11OH          D. CH3OH và C3H7OH
Câu 10(KA-07)-Cho 15,6 g hỗn hợp 2 ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 g Na, thu được 24,5 g chất rắn. Hai ancol đó là
           A. C3H5OH và C4H7OH  B. C2H5OH và C3H7OH         C.C3H7OH và C4H9OH        D. CH3OH và C2H5OH
Câu 11. A,B là hai ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thu được 1.12 lít H2 ở đktc. A, B có công thức phân tử lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH.           B. C2H5OH và C3H7OH    C. C3H7OH và C4H9OH.      D. C4H9OH và C5H11OH
Câu 12. Khi cho 9,2g hỗn hợp ancol propylic va một ancol X thuột dãy đổng đẳng của ancol no đơn chức tác dụng với Na dư thấy có 2,24lít khí thốt ra(đktc). Công thức phân tử của ancol X là:
A. CH3OH                   B. C2H5 OH                  C. C3H7OH                  D. C4H9OH.
Câu 13. Cho 1,52 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kết tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là
A.  CH3OH và C2H5OH.          B. C2H5OH và C3H7OH.   C. C3HOH và C4H7OH.       D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 14. Cho 15,2 gam hỗn hợp ancol etylic và ancol propylic tác dụng với Na dư, thu được 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp là:        
            A. 60,53 %                              B. 66,67 %                  C. 39,47 %                  D. 30,26 %
Câu 15. Cho 18, 8 gam hỗn hợp hai ancol, đơn chức mạch hở , kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, tạo ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
  A. C2H5OH và C3H7OH.        B. C3H7OH và C4H9OH.    C. C4H9OH và C5H11OH.     D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 16. Hỗn hợp C gồm ancol etylic và ancol Y có công thức CnH2n+1OH. Cho 0,76g C tác dụng hết với Na thấy thoát ra 0,168 lít khí (đktc). Cho biết tỉ lệ mol của ancol etylic và ancol Y là 2:1 .Công thức phân tử của ancol Y là công thức nào sau đây :   A. C4H9OH              B. C3H7OH                     C. C5H11OH                               D. Kết quả khác
Câu 17. Cho 8,5g hỗn hợp rượu Metylic và rượu Etylic tác dụng với Na dư thu được m(g) muối khan  và 2,24 lit khí H2 (đkc). Xác định m.      
            A. 1,29g                       B. 1,15g                       C. 12,9g                       D. 11,5g
Câu 18. Khi cho 0,1 mol ancol X mạch hở tác dụng hết Na cho 2,24 lit khí hiđro (đktc). A là rượu:
A. Đơn chức.                              B. Ba chức.                  C. Hai chức.                 D. Bốn chức..
Câu 19. Cho 7,6 gam một ancol có công thức phân tử dạng CnH2n(OH)2 tác dụng với lượng dư Na, thu được 2,24 lít H2(ở đktc). Vậy công thức của ancol trên là:
            A.C2H4(OH)2                 B. C3H6(OH)2                     C. C4H8(OH)2                        D. C5H8(OH)2 
Câu 20. Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí. Công thức cấu tạo của X là 
            A. CH3OH.       B. CH2OHCHOHCH2OH.       C. CH2OHCH2OH.                   D. C2H5OH.
C. BÀI TOÁN: PHẢN ỨNG PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY ANCOL
* Đốt cháy ancol no, mạch hở:
CnH2n+2Ox +  O2nCO2 + (n+1) H2O
Ta luôn có:  và
* Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+2O +  O2nCO2 + (n+1) H2O
Ta luôn có:  và ;           phản ứng =
* Lưu ý: Khi đốt cháy một ancol (A.:
- Nếu:   (A. là ancol no: CnH2n+2Ox
- Nếu:   (A. là ancol chưa no (có một liên kết π): CnH2nOx
 Nếu:   (A. là ancol chưa no có ít nhất 2 liên kết π trở lên: CTTQ: CnH2n+2-2kOx (với k≥2)
Câu 1. Đốt cháy rượu đơn chức X, thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. X có công thức là:
A. C2H5OH.                             B. CH2=CH-CH2OH                 C. C6H5CH2OH.           D. C5H11OH.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của A là
            A. CH3OH.      B. C2H5OH.        C. C3H5OH.              D. C3H7OH.
Câu 3. Đốt cháy một rượu X thu được hỗn hợp sản phẩm cháy trong đó số mol CO­2  < số mol H2O. Công thức phân tử của X đã dùng là:  A. CnH2n - 1 OH                                    B. CnH2n O                       C. CnH2n + 1OH    D. CnH2n - 2O2
Câu 4. Đốt chấy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8, 1 gam H2O. Công thức phân tử của A là            A. CH3OH.                    B. C2H5OH.                                       C. C3H7OH.                                         D. C3H5OH.
Câu 5(CĐ-08) : Đt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gm hai ancol (rưu) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu đưc 0,3 mol CO2  và 0,425 mol H2O. Mt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu đưc chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:  
A. C2H6O2, C3H8O2     B. C2H6O, CH4O     C. C3H6O, C4H8O           D. C2H6O, C3H8O
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp  hai ancol A và B thuộc dãy đồng đẳng của ancol metylic nguời ta thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Vậy m có giá trị nào sau đây? A. 3,32 gam.  B. 33,2 gam. C. 16,6 gam.    D. 24,9 gam.
Câu 7. Đốt chaý hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol A và B thuộc loại ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít CO2 (đktc)và 4,95 gam nước. A,B lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH.                                                  B. CH3-(CH2)2-OH và   CH3-(CH2)4-OH  
C. C2H5OH và CH3CH2CH2OH.                                     D. CH3-(CH2)3-OH và   CH3-(CH2)4-OH  
Câu 8. Đt cháy hoàn toàn mt u (ancol) X thu đưc CO2  và H2O có tlsmol tương ứng là 3 : 4. Thtích khí oxi cần dùng đđt cháy X bằng 1,5 ln thtích khí CO2  thu đưc (cùng điều kiện). Công thức phân tcủa X
             A. C3H8O3.                                                     B. C3H4O.                       C. C3H8O2.               D. C3H8O.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol liên tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của a(gam) là:  
A. 33,2                                    B. 21,4                         C. 35,8                         D. 38,5
Câu 11(KA-09): Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
     A. m = 2a – V/22,4.              B. m = 2a – V/11,2.         C. m = a + V/5,6.             D. m = a – V/5,6
Câu 12. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức kết tiếp nhau trong cùng dãy  đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 ở đktc. Đốt cháy hoàn toàn m  gam X  thu được 2,24 lít CO2 ở đktc. Công thức phân tử của hai ancol là
A.   CH3OH và C2H5OH.            B. C2H5OH và C3H7OH.  C.   C3H5OH và C4H7OH.    D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 13. Hợp chất X chứa ( C,H,O) có M<170  g/mol. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam  X sinh ra 405,2 ml CO2 ở đktc và 0,270 gam H2O. Công thức phân tử của X là
     A. C6H14O5.                    B.  C7H12O6.                    C. C5H10O6.                               D. C6H10O5.
Câu 14. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X thành hai phần bằng nhau.
-Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy( chỉ có CO2 và hơi nước) lần lượt qua bình 1 đựng  dung dịch H2SO4 đặc , bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 2,16 gam, ở bình 2 có 7 gam kết tủa.
-Phần 2: cho tác dụng hết với Na dư thì thể tích H2 (đktc) thu được là bao nhiêu?
            A. 2.240 lít.                 B. 0,224 lít.                  C. 0,560 lít.                 D. 1,120 lít.
Câu 15(KA-10): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
       A. 5,42.                           B. 7,42.                                 C. 5,72.                            D. 4,72.
Câu 16.  Cho  18,4 gam hỗn hợp Y gồm ancol metylic, ancol anlylic và etylen glicol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 18,4 gam hỗn hợp Y, thu được 30,8 gam CO2 và 18,0 gam H2O. Giá trị của V là
   A. 2,24                          B. 3,36                          C. 4,48                            D. 5,60
Câu 17.  Cho 14,4 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol anlylic và glixerol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 14,4 gam hỗn hợp X, sản phẩm thu được cho qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc (dư) thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam, khí còn lại được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là   A. 98,50                          B. 108,35                          C. 88,65                           D. 78,80
Câu 18(KB-12): Cho hỗn hợp X gm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 t khí CO2 (đktc). ng m gam X trên cho tác dụng vi Na dư thu đưc tối đa Vt khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.                          B. 11,20.                        C. 5,60.                          D. 3,36.
Câu 19: Đt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gm hai ancol, thu đưc 13,44 lít khí CO2 (đktc) vµ 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu đưc 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là          
A. 12,9.                       B. 15,3.                        C. 16,9                                    D. 12,3.
Câu 20(kb-10): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là
       A. 11,20.                          B. 14,56.                      C. 4,48.                            D. 15,68.
VIDEO BÀI GIẢNG

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoaphothong.net là vi phạm bản quyền
 Tags: hữu cơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BÀI GIẢNG LUYỆN THI
Xem thêm video bài giảng khác của thầy trên YOUTUBE TẠI ĐÂY
 
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay5,568
  • Tháng hiện tại121,760
  • Tổng lượt truy cập9,445,808

Giới thiệu

Giới thiệu tổng quan về website &nbsp; &nbsp; &nbsp; được bố cục theo cấu trúc, gồm các nội dung chính: &nbsp; Kỹ năng học tập - chọn nghề Kiến thức hóa học Phần mềm giáo dục Hóa học và ứng dụng Thí nghiệm Hóa học vui Thí nghiệm Hóa học Chuyên đề Hóa học Đề thi -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây