CHỦ ĐỀ : ESTER - LIPID
Thời gian: 4 tiết (3 lí thuyết, 1 luyện tập)
Phần 1: NỘI DUNG BÀI HỌC
Mở đầu:
- Liệt kê một số loại hoa, quả chín ở địa phương và một số loại mĩ phẩm có mùi thơm đặc trưng.
- Nhận xét: Một số loại hoa, qủa chín như hoa nhài, qủa dứa, quả chuối chín,... có mùi thơm, để tìm hiểu các chất có mùi thơm chúng ta nghiên cứu bài học ester – lipid.
I. Khái niệm, công thức, danh pháp ester và chất béo:
Kiến thức |
Ester |
Chất béo |
Khái niệm |
- Là sản phẩm thu được khi thay thế nhóm –OH của nhóm cacboxyl (-COOH) bằng nhóm –OR’ (R’ là gốc hidrocacbon) |
- Là Triester của glixerol và các acid béo - Acid béo là acid đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh |
Công thức |
- CT ester đơn chức: R-COO-R’ R: gốc hiđrocacbon của acid hoặc H. R’: gốc hiđrocacbon của acohol (R # H) + No, đơn chức: CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1) hay CxH2xO2 (x |
CH2OCOR1 | CHOCOR2 | CH2OCOR3 VD: C3H5(OCOC17H35)3 |
Danh pháp |
TQ: Tên gốc hiđrocacbon của acohol + tên gốc acid. (Tên gốc acid: Xuất phát từ tên của acid tương ứng, thay đuôi ic→at) VD: CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat HCOOCH3: metyl fomat CH3COOCH=CH2: vinyl axetat CH2=CH-COOCH3: metyl acrylat CH2=C(CH3)-COOCH3: metyl metacrylat |
Danh pháp chất béo: tri + tên acid béo đổi ic thanh in tri + tên acid béo đổi ic thành oyl + glixerol Thí dụ: (C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin) (C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein) (C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin) |
II. Tính chất vật lí:
- Nhiệt độ sôi của ester so với axít có cùng công thức phân tử thấp hơn rất nhiều thấp hơn acohol, amin có khối lượng tương đương. vì không có sự tạo thành liên kết hiđrô.
- Ester nhẹ hơn nước không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ
- Chất béo chứa nhiều gốc acid béo no là chất rắn ở điều kiện thường, nhiệt độ nóng chảy cao (Phân tử khối lớn)
- Chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no là chất lỏng ở điều kiện thường, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với chất béo no. (Do cấu trúc của chất béo lỏng các acid có cấu hình dạng cis khó xắp xếp khít đặc vào nhau nên ở trạng thái lỏng và nhiệt độ sôi thấp)
- Ester của các rượu đơn chức và axít đơn chức (với số nguyên tử cacbon không lớn lắm) thường là các chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau.
III. Tính chất hóa học:
1. Thuỷ phân trong môi trường acid
* Đặc điểm của phản ứng: Thuận nghịch và xảy ra chậm.
2. Thuỷ phân trong môi trường base (Phản ứng xà phòng hoá)
* Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều.
3. Phản ứng của gốc hidrocacbon, phản ứng cộng hidro vào chất béo lỏng
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp chung: Bằng phản ứng ester hoá giữa acid cacboxylic và acohol.
V. ỨNG DỤNG
- Dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat), ...
- Một số polime của ester được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl axetat), poli(metyl metacrylat),.. hoặc dùng làm keo dán.
- Một số ester có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,..), mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl axetat,…),…
- Thức ăn cho người, là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và glixerol. Sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,…
Phần 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung của bài học
- Năng lực: Góp phần phát triển cho HS NL hợp tác, NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan và sử dụng bài tập hoá học có nội dung gắn với thực tiễn.
- Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- (HH1.1, 1.2) Nêu được khái niệm về lipid, chất béo, acid béo, đặc điểm cấu tạo phân tử ester.
- (HH1.3, 1.7) Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp.
- (HH1.2) Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân) và của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí).
- (HH1.2) Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6).
- (HH1.2, 1.8, 2.4) Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.
- (HH1.1, 1.2) Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.
- (HH1.2) Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.
- (HH1.2, 3.5) Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động:
- (HH2.4) Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.
- (HH1.2, 1.8, 2.4) Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- (HH1.2, 3.5) Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.
II. Phương pháp dạy học chủ yếu
Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học sau đây:
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp dạy học hợp tác.
- Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm nghiên cứu).
- Phương pháp sử dụng bài tập hóa học.
III. Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên: Chuẩn bị các phiếu học tập, máy chiếu, máy tính. dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm.
- Học sinh: Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC:
TIẾT 1:
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối: Thời gian: 10 phút
a. Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức đã được học về acid cacboxylic và acohol của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về ester, chất béo của học sinh.
Nội dung HĐ: Tìm hiểu khái niệm, cách gọi tên của ester và chất béo.
b. Phương thức tổ chức HĐ( Hoạt động GV – HS)
- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 ( thời gian: 3 phút) sau khi Hs đã chuẩn bị ở nhà.
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời lần lượt 03 nhóm lên bảng trình bầy lần lượt các câu 1,2,3( HS viết bảng), các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống / nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Hs sẽ khó khăn khi viết công cách gọi tên của ester, chất béo, viết CTCT ester, chất béo. Tuy nhiên đây là hoạt động kết nối kiên thức nên không nhất thiết hs trả lời đúng hết các câu hỏi. Muốn trả lời đúng tất cả các câu hỏi thì phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở hoạt động hình thành kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà
Đọc thông tin: Tên thông thường của một số acid và acohol sau
H-COOH: Acid fomic C6H5-COOH: Acid benzoic
CH3-COOH: Acid axetic HOOC-COOH: Acid oxalic
CH3-CH2-COOH: Acid propionic CH2=CH-COOH: Acid acrylic
CH3-CH2-CH2-COOH: Acid butiric CH2=C(CH3)-COOH: acid metacrylic
CH3OH: Acohol metylic C2H5OH: Acohol etylic
CH3 CH(OH)CH3: Acohol isopropylic
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1:
a) Hoàn thành bảng sau:
Gốc acid |
Tên gốc acid |
H-COO- |
|
CH3-COO- |
|
C6H5-COO- |
|
CH3-CH2-COO- |
|
- OOC-COO- |
|
CH2 =CH – COO- |
|
CH2=C(CH3)-COO- |
b) Hoàn thành phương trình hóa học khi cho acid axetic tác dụng với acohol etylic, gọi tên sản phẩm hữu cơ thu được?
c) Nêu khái niệm ester, khái niệm lipid, khái niệm chất béo? Cho ví dụ? Viết công thức chung của ester đơn chức? ester no đơn chức mạch hở? công thức cấu tạo chung của chất béo?
Câu 2:
Dựa vào khái niệm về ester em hãy cho biết những chất nào sau đây thuộc loại ester:
CH3COOC2H5; HCOOC3H7; CH3COOCH=CH2; C6H5COOH; C6H5OOCH3; CH2=CHCOOH; HCOOCH=CH2; C2H5OOC-COOCH3; HCOO-CH2-CH2-OOCCH3; HCOOC6H5;
Những chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
C3H5(OOCCH3)3; C2H4(OOCC17H35)2; (C17H33COO)3C3H5; (C17H31COO)2(C17H35COO)C3H5 ; (C17H35COO)C3H5(OH)2; C15H31COOC2H5
Câu 3:
Viết CTCT và gọi tên của các ester có công thức phân tử: C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2, C3H4O2, C4H6O2. Từ đó cho biết cách gọi tên ester, cách gọi tên chất béo?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp Ester - Lipid (Thời gian: 8 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được khái niệm, danh pháp của ester, lipid (chủ yếu tìm hiểu về chất béo).
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động: (Hoạt động GV – HS).
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1, HS gọi tên các ester, chất béo sau: (Gv viết lên bảng)
CH3COOC2H5
HCOOCH3
CH3COOCH=CH2
CH3COOC6H5;
CH2=CHCOOCH3
(C17H33COO)3C3H5
HCOOCH2CH2CH3
(C17H35COO)3C3H5
(C17H31COO)3C3H5
(C15H31COO)3C3H5
- HĐ nhóm: GV cho HS HĐ cặp đôi để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện HS trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). GV chữa bài cho HS.
- GV mời HS chốt khái niệm ester, khái niệm chất béo, cách gọi tên ester, chất béo (HS ghi vở).
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về khái niệm ester, chất béo, đặc điểm cấu tạo của các ester- chất béo. Khi đó GV lưu ý cho HS về: Khi thay thế nhóm OH trong nhóm cacboxyl của acid cacboxylic bằng nhóm OR’ của acohol thì thu được ester.
+ Hs cũng có thể gặp khó khăn khi phân biệt ester, chất béo. Khi đó giáo viên giúp HS phân biệt nhóm chức ester, phân biệt acid béo, acid béo no, acid béo không no.
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về cách gọi tên ester và chất béo. GV lưu ý HS:
- Tên gọi ester: tên gốc R’ + tên gốc acid (đổi đuôi ic 🡪 at)
- Tên gọi chất béo (3 gốc acid giống nhau): xuất phát từ tên gọi của acid béo, tri + tên acid béo (đổi đuôi ic 🡪 in)
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: GV chốt lại kiến thức cơ bản
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
I. KHÁI NIỆM ESTER - LIPID
1. Ester: Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của acid cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được ester.
* CTCT của ester đơn chức: RCOOR’
R: gốc hiđrocacbon của acid hoặc H.
R’: gốc hiđrocacbon của acohol (R # H)
* CTPT của ester no đơn chức, mạch hở:CnH2nO2 (n ≥ 2)
2. Lipid. Chất béo
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực.
* Cấu tạo: Phần lớn lipid là các ester phức tạp, bao gồm chất béo (triglixerit), sáp, steroit và photpholipid,…
- Chất béo là triester của glixerol với acid béo, gọi là triglixerit hay triaxylglixerol.
* CTCT chung của chất béo:
R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của acid béo, có thể giống hoặc khác nhau.
II. DANH PHÁP
- Tên gọi ester: tên gốc R’ + tên gốc acid (đổi đuôi ic 🡪 at)
- Tên gọi chất béo (3 gốc acid giống nhau): xuất phát từ tên gọi của acid béo, tri + tên acid béo (đổi đuôi ic 🡪 in)
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất vật lý của ester- chất béo: (Thời gian: 10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- HS nêu được tính chất vật lý của ester, chất béo, so sánh và giải thích về độ tan và nhiệt độ sôi của ester với acid cacboxylic, acohol tương ứng.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học.
b) Phương thức tổ chức HĐ: (Hoạt động GV – HS).
- HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, liên hệ kiến thức tực tiễn trả lời câu hỏi 1,2 (Thời gian 2 phút)
Câu 1: Cho
CH3CH2CH2COOH: (M = 88) =163,50C, Tan nhiều trong nước.
CH3[CH2]3CH2OH: (M = 88), = 1320C, Tan ít trong nước.
CH3COOC2H5: (M = 88), = 770C, Không tan trong nước.
Em hãy so sánh tính tan và nhiệt độ sôi của các chất trên? giải thích?
Câu 2:
Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, hãy cho biết chất béo nào có trạng thái lỏng, chất béo nào có trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng?
-Thành phần của chất béo có ảnh hưởng gì đến trạng thái của chất béo đó?
Từ đó rút ra kết luận về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của ester và trạng thái của chất béo.
- Hoạt động nhóm: HS tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (dành cho nhóm)
Tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi 3 và 4 dưới đây.
Tính chất vật lí của ester: |
Tính chất vật lí của chất béo: |
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm: ngửi mùi thoát ra từ ống nghiệm có chứa vài giọt isoamyl axetat. Mùi của ester đó giống với mùi của trái cây nào? |
Câu 4. 4.1. Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng 3 ml nước. Quan sát, nêu hiện tượng và giải thích? 4.2. Cho biết dầu ăn, mỡ ăn nặng hay nhẹ hơn nước? Chúng có tan trong nước không? Lấy ví dụ trong thực tế mà em biết? Giải thích? |
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế cho biết các đặc điểm về tính chất vật lý của chất béo:
- Các dạng chất béo gặp trong thực tế, trạng thái
- Tính tan trong nước và các dung môi hữu cơ.
GV: Do đặc điểm ester và chất béo không tan trong nước nên cần xử lý trước khi thải chất béo không sử dụng ra bên ngoài. Đặc biệt là không đổ xuống cống gây ô nhiễm, tắc nghẽn đường ống.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS đứng tại chỗ báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung,
GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về tính chất vật lí của ester – chất béo.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Nêu được một số tính chất vật lí của ester – chất béo (SGK).
C: Hoạt động: Luyện tập: (Thời gian: 5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí của ester – chất béo.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3
b. Phương thức tổ chức HĐ:
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
Câu 1.Các chất có công thức sau đây những chất thuộc loại ester là:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5;
(4) CH3COOH; (5) CH3OOCCH2CHO; (6) HOOCCH2CH2OH;
(7) CH3OOC-COOC2H5
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3), (5), (7)
C. (1), (2), (4), (6), (7) D. (1), (2), (3), (6), (7)
Câu 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C6H13COO)3C3H5.
C. (C6H5COO)3C3H5. D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 3: Công thức chung của ester no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n≥2). B. CnH2n-2O2 (n≥2).
C. CnH2n+2O2 (n≥2). D. CnH2nO (n≥2).
Câu 4: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất:
A. CH3COOC2H5 B. CH3COOC3H7
C. C3H7COOCH3 D.C2H5COOCH3
Câu 5: Cho các chất sau: CH3COOH (a), C2H5COOH (b), CH3COOCH3 (c), CH3CH2CH2OH (d). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là
A. d, a, c, b. B. c, d, a, b.
C. a, c, d, b. D. a, b, d, c.
Câu 6: Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử C2H4O2 Gọi tên các đồng phân đó?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
- Sản phẩm: Kết quả của bài tập, câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập
- Kiểm tra đánh giá hoạt động:
+ Thông qua quan sát: khi học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, Giáo viên chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ họp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: bài trình bày/ sản phẩm học tập của học sinh.
D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (Thời gian: 01 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Cho HS nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu qua internet trả lời các câu hỏi: Viết CTPT, CTCT của ester có mùi chuối chín, mùi dứa, mùi hoa nhài, mùi hoa hồng, mùi táo và cho biết ứng dụng của các chất.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Báo cáo/trả lời của HS.
TIẾT 2
A. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của ester- chất béo (18 phút)
Mục tiêu hoạt động:
- HS nêu lên được tính chất hóa học cuả ester- chất béo.
- HS so sánh được tính chất hóa bọc của ester và chất béo.
- HS viết được các PTHH chứng minh tính chất hóa học của ester- chất béo.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học..
b. Phương thức tổ chức HĐ:
- HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành PHT
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu hỏi 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo trình bày các tính chất hóa học của nhóm chức ester? Viết phương trình hóa học chứng minh với ester, chất béo?
Câu hỏi 2: Dựa vào đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon của ester chỉ ra tính chất ở gốc hidrocacbon của ester? Viết PTHH chứng minh? (xét phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp)
HS lời câu hỏi vào bảng sau:
Tính chất hóa học |
ESTER |
CHẤT BÉO |
1.Phản ứng ở nhóm chức ester PTHH chứng minh: PTHH tổng quát |
||
2. Phản ứng ở gốc hiddro cacbon PTHH chứng minh |
Câu hỏi 3:
a) Giải thích nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi thiu?
b) Chất béo nào dễ bị ôi hơn: dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao?
c) Vì sao các loại dầu thực vật bán trên thị trường không bị ôi trong thời hạn bảo quản?
- Hoạt động chung cả lớp:
GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm tính chất hóa học của ester – chất béo, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS vẽ sơ đồ tư duy về tính chất hóa học của ester – chất béo? PTHH chứng minh?
- HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của ester – chất béo? GV chốt lại nội dung.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể khó khăn với phản ứng thủy phân và phản ứng xà phòng hóa của một số ester: CH3COOCH=CH2; HCOOC(CH3) = CH2; CH3COOC6H5, phản ứng thủy phân và xà phòng hóa chất béo có cùng gốc acid béo hoặc khác gốc acid béo. GV phân tích hướng dẫn HS về bản chất và HD HS viết các PTHH chứng minh.
- Giải thích hiện tượng dầu mỡ để lâu trong không khí dễ bị ôi thiu.
- Phản ứng tráng bạc của ester của acid fomic.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm:
+ HS trình bầy được tính chất hóa học của ester – chất béo? Viết các PTHH chứng minh. Giải thích được hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi thiu.
III. Tính chất hóa học
3.1- Phản ứng ở nhóm chức ester:
1. Thuỷ phân trong môi trường acid
RCOOR’ + H2O ⮀ RCOOH + R’OH
* Đặc điểm của phản ứng: Thuận nghịch và xảy ra chậm.
2. Thuỷ phân trong môi trường bazơ (Phản ứng xà phòng hoá)
RCOOR’ + NaOH 🡪 RCOONa + R’OH
* Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều.
3.2. Phản ứng ở gốc hidrocacbon:
- Phản ứng cộng vào gốc hidrocacbon không no:
- Phản ứng trùng hợp:
nCH3COOCH=CH2 → [-CH2-CH(OOCCH3)-]n
- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn : Dầu ăn, mỡ để lâu trong không khí dễ bị ôi thiu
(nguyên nhân là do liên kết C=C ở gốc acid không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các andehit có mùi khó chịu và gây hại cho người sử dụng).
* Ester của acid fomic có tính chất tương tự andehit (phản ứng tráng bạc)
R-O-CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-O-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp điều chế ester; ứng dụng của ester, chất béo (8 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được phương pháp điều chế ester và viết được các PTHH điều chế ester.
- Nêu được ứng dụng của ester và chất béo.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- GV cho HS HĐ nhóm 2:
+ Nêu các phương pháp điều chế ester.
+ Nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế trình bầy các ứng dụng của ester, chất béo.
- HĐ chung cả lớp: GV yêu cầu một số nhóm trình bày phương pháp điều chế ester và viết được các PTHH điều chế ester; trình bầy các ứng dụng của ester, chất béo; các nhóm khác góp ý, bổ sung; GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm về phương pháp điều chế ester và viết được các PTHH điều chế ester; ứng dụng của ester và chất béo.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tìm hiểu thảo luận để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các nhóm về nội dung được yêu cầu GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
B: Hoạt động luyện tập: (Thời gian: 7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất hóa học của ester – chất béo.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2
b. Phương thức tổ chức HĐ:
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
Câu 1: Đun nóng ester CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 2: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 3: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H5
Câu 4: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam ester no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một acohol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat
Câu 6: Đồng phân nào trong số các đồng phân mạch hở có CTPT C2H4O2 tác dụng được với:
a) dd natri hidroxit
b) Natri kim loại
c) acohol etylic
d) dd AgNO3/NH3 sinh ra Ag?
Viết các PTHH Minh họa.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
- Sản phẩm: Kết quả của bài tập, câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập
- Kiểm tra đánh giá hoạt động:
+ Thông qua quan sát: khi học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, Giáo viên chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ họp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: bài trình bày/ sản phẩm học tập của học sinh.
C. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (Thời gian: 03 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
GV: Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Yêu cầu các nhóm về nhà thảo luận và hoàn thành bài báo cáo về chủ đề đã chọn.
Các báo cáo có thể được trình bày dưới dạng video, poster hoặc bài trình chiếu powerpoint.
+ Nhóm 1: Nghiên cứu sự chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
+ Nhóm 2: Nghiên cứu một số bệnh do yếu tố lipid( chất béo) gây ra.
+ Nhóm 3: Nghiên cứu vai trò của chất béo đối với sức khỏe con người.
+ Nhóm 4: Đề xuất các giải pháp làm giảm tác hại của chất béo khi sử dụng không đúng cách ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- GV: hướng dẫn HS cách tìm kiếm thông tin trên mạng, nhắc một số lưu ý khi thiết kế porwerpoint, cách làm đoạn video, cách cho điểm để HS có thể tự đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong nhóm và bài của nhóm khác.
-HS: chủ động phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Lưu ý HS: Thời gian, năng lực HS phù hợp.
- GV: gợi ý bảng phân công nhiệm vụ
Tên thành viên của nhóm |
Nhiệm vụ |
Phương tiện |
Thời gian hoàn thành |
Sản phẩm dự kiến |
Sách, báo, internet,... |
01 tuần |
Poster hoặc bài powerpoint , đoạn video... |
||
..... |
||||
* Trong tiết dạy học trải nghiệm: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện hoạt động nhóm.
– GV đưa ra một số yêu cầu của bài báo cáo:
+ Sản phẩm báo cáo: Các sản phẩm có thể được trình bày dưới dạng video, poster hoặc bài trình chiếu powerpoint.
+ Hình thức trình bày sản phẩm: thuyết trình
+ Người trình bày: GV gọi bất kỳ thành viên nào trong nhóm báo cáo, các thành viên khác của nhóm có thể bổ sung.
+ Các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi thảo luận để làm rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu.
* Sau khi mỗi nhóm báo cáo xong chủ đề, GV cần có sự đánh giá để HS biết được những ưu khuyết điểm của bản thân và của nhóm để từ đó có sự điều chỉnh.
– Tiêu chí đánh giá: GV có thể dựa trên một số tiêu chí:
+ Sản phẩm của nhóm (hình thức và nội dung).
+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày) khi báo cáo sản phẩm.
+ Khả năng bảo vệ chính kiến trước những phản biện của người khác (có thể hiểu là việc trả lời các câu hỏi phản biện khi trình bày sản phẩm dự án).
– GV nhận xét, đánh giá các nội dung báo cáo và khắc sâu kiến thức cốt lõi.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Báo cáo/trả lời của HS.
Tiết 3: XÀ PHÒNG, CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
I- KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT GIẶT RỬA
A – Hoạt động trải nghiệm kết nối:
a. Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức đã được học và kiến thức thực tế của HS về xà phòng, chất giặt rửa và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới .
b. Nội dung HĐ: Tìm hiểu khái niệm, cách gọi tên của ester và chất béo.
c. Phương thức tổ chức HĐ( Hoạt động GV – HS)
- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 (thời gian: 3 phút) sau khi Hs đã chuẩn bị ở nhà.
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời lần lượt 03 nhóm lên bảng trình bầy lần lượt các câu 1,2,3 (HS viết bảng), các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống / nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Hs sẽ khó khăn khi viết công cách gọi tên của ester, chất béo, viết CTCT ester, chất béo. Tuy nhiên đây là hoạt động kết nối kiên thức nên không nhất thiết hs trả lời đúng hết các câu hỏi. Muốn trả lời đúng tất cả các câu hỏi thì phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở hoạt động hình thành kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà
Đọc thông tin: Tên thông thường của một số acid và acohol sau
H-COOH: Acid fomic C6H5-COOH: Acid benzoic
CH3-COOH: Acid axetic HOOC-COOH: Acid oxalic
CH3-CH2-COOH: Acid propionic CH2=CH-COOH: Acid acrylic
CH3-CH2-CH2-COOH: Acid butiric CH2=C(CH3)-COOH: acid metacrylic
CH3OH: Acohol metylic C2H5OH: Acohol etylic
CH3 CH(OH)CH3: Acohol isopropylic
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1:
Hoàn thành bảng sau:
Gốc acid |
Tên gốc acid |
H-COO- |
|
CH3-COO- |
|
C6H5-COO- |
|
CH3-CH2-COO- |
|
- OOC-COO- |
|
CH2 =CH – COO- |
|
CH2=C(CH3)-COO- |
b) Hoàn thành phương trình hóa học khi cho acid axetic tác dụng với acohol etylic, gọi tên sản phẩm hữu cơ thu được?
c) Nêu khái niệm ester, khái niệm lipid, khái niệm chất béo? Cho ví dụ? Viết công thức chung của ester đơn chức? ester no đơn chức mạch hở? công thức cấu tạo chung của chất béo?
Câu 2:
Dựa vào khái niệm về ester em hãy cho biết những chất nào sau đây thuộc loại ester:
CH3COOC2H5; HCOOC3H7; CH3COOCH=CH2; C6H5COOH; C6H5OOCH3; CH2=CHCOOH; HCOOCH=CH2; C2H5OOC-COOCH3; HCOO-CH2-CH2-OOCCH3; HCOOC6H5;
Những chất nào sau đây thuộc loại chất béo?
C3H5(OOCCH3)3; C2H4(OOCC17H35)2; (C17H33COO)3C3H5; (C17H31COO)2(C17H35COO)C3H5 ; (C17H35COO)C3H5(OH)2; C15H31COOC2H5
Câu 3:
Viết CTCT và gọi tên của các ester có công thức phân tử: C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2, C3H4O2, C4H6O2. Từ đó cho biết cách gọi tên ester, cách gọi tên chất béo?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp Ester - Lipid (Thời gian: 8 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được khái niệm, danh pháp của ester, lipid (chủ yếu tìm hiểu về chất béo).
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động: (Hoạt động GV – HS).
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1, HS gọi tên các ester, chất béo sau: (Gv viết lên bảng)
CH3COOC2H5
HCOOCH3
CH3COOCH=CH2
CH3COOC6H5;
CH2=CHCOOCH3
(C17H33COO)3C3H5
HCOOCH2CH2CH3
(C17H35COO)3C3H5
(C17H31COO)3C3H5
(C15H31COO)3C3H5
- HĐ nhóm: GV cho HS HĐ cặp đôi để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện HS trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). GV chữa bài cho HS.
- GV mời HS chốt khái niệm ester, khái niệm chất béo, cách gọi tên ester, chất béo (HS ghi vở).
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về khái niệm ester, chất béo, đặc điểm cấu tạo của các ester- chất béo. Khi đó GV lưu ý cho HS về: Khi thay thế nhóm OH trong nhóm cacboxyl của acid cacboxylic bằng nhóm OR’ của acohol thì thu được ester.
+ Hs cũng có thể gặp khó khăn khi phân biệt ester, chất béo. Khi đó giáo viên giúp HS phân biệt nhóm chức ester, phân biệt acid béo, acid béo no, acid béo không no.
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về cách gọi tên ester và chất béo. GV lưu ý HS:
- Tên gọi ester: tên gốc R’ + tên gốc acid (đổi đuôi ic 🡪 at)
- Tên gọi chất béo (3 gốc acid giống nhau): xuất phát từ tên gọi của acid béo, tri + tên acid béo (đổi đuôi ic 🡪 in)
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: GV chốt lại kiến thức cơ bản
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Hoạt động 7: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp
Hoạt động 8: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp
Hoạt động 9: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống
1) Khái niệm chất giặt rửa
Em dùng xà phòng hay bột giặt để giặt quần áo, cách giặt như thế nào?
😐 Khi dùng bột giặt, người ta hòa tan bột giặt vào nước, ngâm quần áo một thời gian, sau đó dùng nước để xả nhiều lân → quần áo sạch.
◻ Bổ sung: Do tác dụng làm sạch nên người ta gọi xà phòng và bột giặt là chất giặt rửa. Chất giặt rửa có đặc điểm khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
Thế nào là xà phòng? Thế nào là chất giặt rửa tổng hợp?
😐 Xà phòng chính là hỗn hợp các muối natri (hoặc kali) của các axit béo. Ngày nay, người ta còn tổng hợp ra nhiều chất không phải là muối natri (hoặc kali) của các axit béo, nhưng có tác dụng giặt rửa tương tự xà phòng. Chúng được gọi là các chất giặt rửa tổng hợp và được chế thành các loại bột giặt, kem giặt,…
→ Một số sản phẩm
! Làm sao có thể là sạch chất bẩn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó?
Muốn giải quyết vấn đề trên ta lần lượt tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn